Thông tin du học canada

Đôi nét về đất nước, con người và hệ thống giáo dục tại Canada

Canada (phiên âm tiếng Việt: Ca-na-đa; phiên thiết Hán-Việt: Gia Nă Đại), là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên bang Nga, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lănh thổ Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái B́nh Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Về phía nam, Canada giáp với Hoa Kỳ bằng một biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới. phía tây bắc của Canada giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. đông bắc của Canada có đảo Greenland (thuộc Đan Mạch). Ở bờ biển phía đông có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon (thuộc Pháp). Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.

Thông tin chung

Canada nằm ở phía Bắc lục địa Bắc Mỹ, giáp Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Thái B́nh Dương ở phía Tây, Đại Tây Dương ở phía Đông và giáp với Hoa Kỳ ở phía Nam. Canada có diện tích lănh thổ lớn thứ hai trên thế giới

Dân số: khoảng 35 triệu dân

Diện tích: 9,984,670 km2

Thủ đô: Ottawa

Bao gồm 10 tỉnh và 3 vùng lănh thổ; Alberta, British Columbia, Manitoba, New Brunswick, Newfoundland and Labrador, Vùng lănh thổ phía Tây Bắc, Nova Scotia, Vùng Nunavut, Ontario, Prince Edward Island, Quebec, Saskatchewan, Vùng Yukon

Những thành phố chính:

Toronto, Quebec, Vancouver, Montreal, Calgary, Halifax… .

Thời tiết và khí hậu:

Canada được biết đến nhiều bởi khí hậu lạnh và băng tuyết, nhưng trên thực tế khí hậu của Canada cũng khá đa dạng như chính phong cảnh ở Canada.

Về cơ bản, Canada có bốn mùa rơ rệt, đặc biệt ở các vùng dân cư đông đúc hơn dọc biên giới Hoa Kỳ. Nhiệt độ mùa hè vào ban ngày có thể lên tới 35˚C và cao hơn, trong khi vào mùa đông nhiệt độ có thể giảm xuống -25˚C. B́nh thường, nhiệt độ ôn ḥa hơn vào mùa xuân và mùa thu.

Vùng thảo nguyên vào mùa hè thường khô và nóng, nhưng lại ẩm hơn ở vùng trung nguyên Canada và đặc biệt ôn ḥa ở vùng duyên hải. Mùa xuân thường là mùa dễ chịu nhất tại Canada. Mùa thu ở Canada thường lạnh và khô nhưng mùa thu được làm nổi bật bởi lá cây thường chuyển sang màu cam và đỏ.

Mùa đông ở Canada thường lạnh và có tuyết rơi, dù vậy vùng nam Alberta thường có gió thổi từ núi Rocky ở Tây nam nước Mỹ làm cho tuyết tan và thời tiết trở nên ấm.Các thành phố thuộc vùng duyên hải phía tây như Vancouver hay Victoria, mùa đông thường ôn ḥa và đôi khi có mưa.

Với hệ thống cơ sở hạ tầng được trang bị ḷ sưởi từ nhà riêng đến trường học, công sở và giao thông công cộng, người dân Canada đă có thể yên tâm nhiều hơn khi nhiệt độ hạ xuống thấp. Ngoài ra một số thành phố c̣n lắp đặt ḷ sưởi cho các lối đi bộ từ các ṭa nhà đến trường học

Văn hóa

Nhiều người dân Canada cho rằng Canada không có nền văn hóa riêng của họ mà chịu ảnh hưởng và vay mượn từ nền văn hóa của Pháp, Anh và Mỹ. Và điều đó tạo nên một nền văn hóa đa chủng tộc ở Canada.

Kinh tế tại Canada

Không chỉ là một trong mười quốc gia hàng đầu trong công nghiệp sản xuất, Canada c̣n là một cường quốc kỹ thuật cao và công nghiệp dịch vụ. Với nền kinh tế tri thức cùng sự đa dạng về ngành nghề, kinh tế của Canada không ngừng lớn mạnh nhờ việc ứng dụng kỹ thuật cao cũng như không c̣n phụ thuộc vào nhiều vào tài nguyên thiên nhiên nữa.

Năm 2002 đến năm 2003, tổng sản phẩm quốc nội của Canada (GDP) tăng nhanh hơn so với các nước khác trong khối G8 và thị trường lao động phát triển tốt. Tiếp đến năm 2005, GDP của Canada tăng 2.9%. Kinh tế Canada vẫn tiếp tục phát triển với thị trường lao động bền vững, lăi suất thấp kỷ lục, tỉ lệ lạm phát luôn ổn định và được kiểm soát ở mức thấp nhất.

Phần lớn các ngành công nghiệp sản xuất của Canada nằm ở Ontario và Quebec. Và đây cũng là quê hương của ngành sản xuất xe hơi, ngành chiếm thị phần lớn nhất của nền công nghiệp Canada. Các ngành sản xuất quan trọng khác gồm thực phẩm và thức uống, giấy và các sản phẩm có cùng nguồn gốc, kim loại sơ chế, kim loại chế tạo, hóa dầu và hóa chất các loại.

Vùng Thái B́nh Dương, Đại Tây Dương và B́nh Nguyên của Canada có nền kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn. Các tỉnh Đại Tây Dương tập trung vào ngư nghiệp, lâm nghiệp và quặng mỏ, trong khi các tỉnh b́nh nguyên lệ thuộc vào nông nghiệp và dầu mỏ. Các ngành chủ yếu của British Columbia là lâm nghiệp, quặng mỏ và du lịch.

Xuất khẩu chính: Xe ôtô và phụ tùng ôtô, máy móc và trang thiết bị, sản phẩm kỹ thuật cao, dầu mỏ, khí đốt, kim loại và các loại nông lâm sản.

Nhập khẩu chính: Máy móc và trang thiết bị công nghiệp bao gồm trang thiết bị viễn thông và điện tử, ôtô và phụ tùng ô tô, nguyên liệu công nghiệp (quặng kim loại, sắt và thép, kim loại quư, hoá chất, chất dẻo(plastic), bông vải, len và các loại sợi vải khác), cùng với các sản phẩm sản xuất công nghiệp và lương thực.

Giá cả sinh hoạt và cơ hội làm thêm của sinh viên quốc tế

- Chi phí sinh hoạt cho sinh viên quốc tế ở Canada khỏang từ 700 – 1.000 đô Ca/tháng tùy theo nhu cầu của từng sinh viên. Chi phí này bao gồm chổ ở, các bữa ăn, giặt ủi, điện thọai, giải trí, đi lại…

- Tại Canada, sinh viên được phép đi làm thêm trong khuôn viên trường học mà không cần xin giấy phép làm việc. Nếu đi làm ở ngoài bạn phải xin giấy phép làm việc và được phép đi làm với thời gian khoảng 20h/ tuần. Bạn có thể dễ dàng t́m được những công việc lao động phổ thông khoảng 600 – 800 CAD/ tháng. Các bạn sinh viên học khá và sinh viên cao học có thể xin được những công việc trợ giảng với mức thu nhập đủ để chi trả tiền học phí và ăn ở của ḿnh.

- Năm 2006, Bộ di trú Canada (CIC) đă hợp tác với các tỉnh để thông qua điều luật mới cho phép sinh viên quốc tế trong quá tŕnh học được làm thêm bên ngoài trường nhằm giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm làm việc ở Canada. Đây là tín hiệu vui cho đông đảo du học sinh đang theo học tại Canada, trong đó có du học sinh Việt Nam.

- Trước khi điều luật này ra đời, hầu hết sinh viên quốc tế đang học tập tại Canada ở tất cả các bậc học chỉ có thể làm thêm trong trường, chủ yếu như: làm ở thư viện, căng-tin, làm trợ giảng cho các giáo sư, … Đây là những công việc không phải bất kỳ sinh viên nào cũng dễ dàng làm được, chưa kể sinh viên chỉ được làm tối đa 20h/ tuần. Ngoài ra, những công việc này hầu như không giúp nhiều cho sinh viên trong việc tích luỹ những kinh nghiệm thực tế đúng với chuyên ngành theo học. Mặc khác, một số sinh viên có nhu cầu bức bách đành chọn cách “làm chui” bên ngoài để trang trải tài chính mà nếu bị phát hiện có thể sẽ bị trục xuất khỏi Canada. Do đó, việc chính phủ Canada “nới lỏng” chính sách vệc làm sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho sinh viên quốc tế.

* Điều luật mới này gồm hai khoản

1. Sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, học viện của Canada được phép làm thêm bên ngoài để có thêm kinh nghiệm về thị trường lao động cũng như hiểu biết thêm về xă hội Canada.

2. Sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể ở lại Canada làm việc từ 1 đến 3 năm. Theo lời Bộ trưởng Bộ Di Trú Joe Volpe th́ mục tiêu mà chính phủ hướng tới sau khi ban hành điều luật mới này là thu hút thêm nhiều sinh viên quốc tế đến Canada học tập và tạo cơ hội tốt để những sinh viên này có thể thành công sau khi tốt nghiệp tại đây. Đồng thời đây cũng là biện pháp nhằm tận dụng nguồn “chất xám” từ bên ngoài đóng góp cho nền kinh tế Canada.

- Điều kiện để sinh viên xin làm thêm bên ngoài

1. Phải nộp đơn để xin cấp giấy phép làm việc, theo đó bạn được phép làm thêm tối đa 20h/ tuần (riêng Quebec là 15h/ tuần) hay đến 40h/ tuần nếu đó là kỳ nghỉ hè hay nghỉ đông.

2. Phải theo học toàn thời gian tại các trường hay học viện thuộc các tỉnh đă kư thoả thuận với CIC ít nhất một năm (kèm theo giấy chứng nhận từ nhà trường) và phải có kết quả học tập khá tốt.

3. Không phải là sinh viên du học theo các chương tŕnh học bổng do chính phủ Canada cấp hay chỉ theo học khoá tiếng Anh hay tiếng Pháp.

- Điều kiện để sinh viên tốt nghiệp làm việc năm tại Canada

1. Phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng, cộng đồng, các trường nghề, … hay các học viện tư của Canada với bằng cấp được chính phủ công nhận. Với chương tŕnh học từ 2 năm trở lên, sinh viên sẽ được cấp giấy phép làm việc trong 3 năm và những chương tŕnh học 1 năm, sinh viên sẽ được cấp giấy phép làm việc 1 năm (không tính chương tŕnh Tiếng Anh).

2. Đă t́m được công việc phù hợp với chuyên ngành và nộp đơn xin cấp giấy phép làm việc.

Thích ứng với cuộc sống tại Canada

Thu thập thông tin

Trước khi lên đường du học, bạn cần chuẩn bị cho bản thân những kiến thức cơ bản nhất về đất nước, con người và cuộc sống ở Canada. Hăy t́m hiểu lối sống, văn hóa của người Canada thông qua sách báo, Internet hoặc bạn bè , người thân. Điều này có thể giúp bạn thích nghi với cuộc sống ở đất nước lá phong dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn nên tham gia những buổi chia sẻ kinh nghiệm du học với các du học sinh Việt nam v́ đây có thể sẽ là kinh nghiệm bổ ích cho bạn sau này.

Ở homestay

Ở homestay là cách tuyệt vời để các bạn nhanh chóng hội nhập vào cuộc sống mới, bởi v́ Canada là đất nước vô cùng khác biệt với Việt Nam kể từ con người, văn hóa, ẩm thực, phong cảnh v.v… Khi ở homestay, bạn sẽ có lợi thế là được luyện tiếng Anh liên tục (hoặc tiếng Pháp), ăn uống cùng chủ nhà (đỡ mất công nấu nướng), tham gia các hoạt động với gia đ́nh homestay, rồi th́ thâm nhập đời sống Canada, có ǵ bỡ ngỡ th́ được homestay giúp đỡ tận t́nh…

Hăy t́m hiểu về môi trường sống của bạn

Cách tốt nhất để làm quen với cuộc sống tại một nơi nào đó là t́m hiểu kỹ về nơi đó. Mỗi thành phố tại Canada đều có nét đặc trưng riêng. Ví dụ Victoria là một thành phố khá khiêm tốn về diện tích. Nhưng con người tại đây rất cởi mở, thân thiện và sẵn sàng tṛ chuyện với bạn. Không khí nơi đây rất trong lành và quang cảnh rất đẹp, đó là điều bạn sẽ cảm nhận ngay tức khắc khi tới đây. Victoria c̣n nổi tiếng với các hoạt động ngoài trời như leo núi, golf, trượt tuyết, thể thao dưới nước…

Hăy tích cực tham gia các hoạt động

Một trong những điều tuyệt vời tại Canada là thời tiết và cảnh quang rất thích hợp với hoạt động trượt tuyết hoặc golf. Tại các trường Đại học cũng có rất nhiều hoạt động phù hợp cho bạn. Hăy tích cực, năng động tham gia các hoạt động ngoài lớp học với bạn vè. Đây cũng là cách để làm quen với mọi người và luyện tập những kỹ năng hoạt động nhóm rất cần trong việc học. Tham gia các hoạt động sẽ giúp bạn mau chóng vượt qua sốc văn hóa để cân bằng cuộc sống tại Canada.

Hăy nắm bắt đặc điểm của Canda – một đất nước đa văn hóa

Bởi v́ Canada là môi trường đa văn hóa, bạn sẽ dễ dàng t́m được thức ăn Châu Á tại các chợ, siêu thị, nhà hàng. Điều đó giúp bạn vơi bớt nỗi nhớ nhà trong những ngày đầu tới đây. Hăy khám phá và thử nghiệm những điều mới lạ tại Canada. Cách tốt nhất để thích ứng với cuộc sống tại Canda là chủ động t́m hiểu về văn hóa nơi đây và tận hưởng mọi hoạt động của bạn tại trường cũng như bên ngoài cuộc sống.

Hệ thống giáo dục

Hệ thống giáo dục Canada gồm 12 lớp và 4 cấp độ ở giáo dục bậc cao

Giáo dục phổ thông:

Tiểu học: 6 năm

Trung Học Cơ Sở: 3 năm

Trung học phổ thông: 3 năm

Tổng cộng: 12 năm

Giáo dục bậc cao

Cao đẳng: 2-3 năm

Đại Học: 4 năm

Thạc sĩ : 1-2 năm

Tiến Sĩ: 3 năm