Thông tin du học

Trở ngại tiếng Anh của du học sinh

Phần lớn sinh viên Việt Nam sang Úc du học trước khi vào khóa học chính thường phải trải qua các khóa học tiếng Anh tại trung tâm ngôn ngữ của các trường. Dữ liệu của bài viết này chủ yếu được lấy từ trung tâm ngôn ngữ Trường đại học La Trobe, Melbourne, Úc - một trong những trung tâm ngôn ngữ lớn nhất bang Victoria. Số lượng sinh viên Việt Nam đang theo học tại trung tâm này khoảng 110, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và các nước Trung Đông. Nội dung của bài viết này chủ yếu đề cập những khó khăn trong thời gian học tiếng Anh của sinh viên Việt Nam tại Úc.

Một trong những lúng túng của sinh viên Việt Nam thời gian đầu học tiếng đó là thích nghi với một nền văn hóa mới. Có thể nói rằng việc thích nghi với một nền văn hóa xa lạ không bao giờ dễ dàng, bởi v́ các yếu tố văn hóa luôn đan xen và có mặt trong học tập cũng như sinh hoạt. Ở môi trường giáo dục, phần lớn các bạn sinh viên Việt Nam khi được hỏi đều cảm thấy không quen với việc gọi giáo viên bằng tên riêng thay v́ "thầy" hoặc "cô".

Một số bạn cảm thấy sốc khi đang trong lớp học, giáo viên yêu cầu cả lớp đứng dậy và nhảy múa. Phần lớn các bạn Việt Nam đều cảm thấy rất bối rối và không tự tin khi giáo viên đề nghị tham gia các hoạt động tập thể trong lớp. Các sinh viên của chúng ta vốn quen với không khí lớp học tại Việt Nam, nơi mà phần lớn thời gian trong lớp học là truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Đặc biệt mối quan hệ giao tiếp thầy tṛ cũng rất mô phạm. Có thể cho rằng sự khác biệt trong phương pháp dạy, học cũng như sự khác biệt về văn hóa đă ảnh hưởng tới sinh viên Việt Nam khi ra nước ngoài học tập.

Theo đánh giá chung của các giáo viên tại Trung tâm ngôn ngữ Đại học La Trobe, một trong những điểm yếu rơ rệt của sinh viên Việt Nam là khả năng phát âm. Sharon, một trong những giáo viên có kinh nghiệm nhất tại trung tâm, cho biết trong những tiết học nói, sinh viên Việt Nam thường không chú ư đến trọng âm và họ đặc biệt gặp khó khăn khi phát âm các phụ âm cuối như d, t, s, sh, v. Bà Sharon lấy ví dụ cụ thể khi phát âm hai từ "fine" và "five" th́ các học sinh Việt Nam đa số phát âm hai từ này giống hệt nhau và các giáo viên không nhận ra được âm "v" của từ "five".

Lư giải về khó khăn này, bà Bette, một giáo viên đă có kinh nghiệm dạy tiếng Anh tại Việt Nam, cho rằng do quy tắc phát âm trong tiếng Việt không chặt chẽ như trong tiếng Anh nên động tác của lưỡi cũng khác giữa phát âm tiếng Việt và tiếng Anh. Đây là một yếu tố tác động tới việc phát âm tiếng Anh chưa chuẩn của sinh viên Việt Nam, đặc biệt đối với các học viên lớn tuổi.

Một lư do quan trọng nữa, theo lư giải của các sinh viên, ở Việt Nam các giờ dạy phát âm tiếng Anh rất ít, nếu có th́ cũng dạy qua loa. Một sinh viên cho rằng ngay cả giáo viên dạy tiếng Anh nhiều khi cũng phát âm không chuẩn cho nên họ thường ngại khi dạy ngữ âm. Phần lớn sinh viên khi được hỏi đều khẳng định đến 80% thời gian học tiếng Anh trong nhà trường ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngữ pháp, trong khi các kỹ năng khác thường không được chú trọng.

Bởi vậy, điểm yếu của sinh viên Việt Nam về phát âm dẫn đến một điểm yếu khác là khả năng nghe. Các giáo viên bản ngữ đều cho rằng nghe và nói là hai kỹ năng có một sự liên kết chặt chẽ với nhau. Sinh viên nào mà yếu về phát âm th́ cũng thường yếu về nghe.

Cả hai giáo viên Bette và Sharon đều đồng ư “dĩ nhiên là khi họ (sinh viên Việt Nam) phát âm không chuẩn th́ việc họ nghe không tốt cũng là điều dễ hiểu”.

Theo báo cáo tổng hợp của các khóa học tại trung tâm ngôn ngữ, số lượng sinh viên Việt Nam phải học lại v́ kỹ năng nghe yếu là khá nhiều, mặc dù có điểm khá cao ở các kỹ năng khác.

Cách tính điểm tại các trung tâm ngôn ngữ ở Úc về cơ bản như sau, lấy ví dụ cho một khóa học (term): tổng số điểm cần đạt từ tŕnh độ 4A lên 4B là 60%, trong đó tất cả các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp phải đạt trên 55%. Nếu sinh viên nào có tổng điểm 60% mà có một kỹ năng dưới 55% th́ vẫn bị đánh trượt. Và như đă đề cập ở trên, có khá nhiều sinh viên Việt Nam đạt tổng 60% nhưng vẫn phải học lại v́ kỹ năng nghe hoặc nói dưới 55%.

Ngoài những điểu yếu cơ bản trên, sinh viên Việt Nam cũng thường gặp khúc mắc trong vấn đề tránh việc đạo văn (plagiarism) khi viết bài luận. Theo giải thích của các sinh viên, ở các trường trung học cũng như đại học ở Việt Nam, họ không được dạy và hướng dẫn làm thế nào để sử dụng ư kiến, quan điểm của người khác để bổ sung, chứng minh cho quan điểm cá nhân ḿnh. Quan trọng hơn nữa, không có phần mềm hoặc bộ phận nào chuyên phát hiện việc đạo văn như ở Úc. Bởi vậy, việc đạo văn ở Việt Nam nếu có bị phát hiện th́ phần nhiều là do người đọc phát hiện ư này, đoạn này đă có ở các bài viết khác mà họ đă đọc qua.

Tại các trung tâm ngôn ngữ ở Úc, sinh viên Việt Nam nói riêng và sinh viên quốc tế nói chung được học cách làm thế nào mượn ư kiến người khác để bổ sung hỗ trợ ư kiến cá nhân ḿnh. Đặc biệt có hẳn một phần mềm dùng phát hiện việc đạo văn là “turnitin”.

Với phần mềm hỗ trợ này, người chấm yêu cầu sinh viên nộp bài qua mạng (online), sau đó giáo viên sử dụng công cụ turnitin và những phần người học có sử dụng ư của các tác giả khác mà không qua trích dẫn sẽ hiện lên sau đó. Và đương nhiên nếu bài làm đó hiện lên quá 30% màu đỏ th́ sẽ không được chấm.

Trên đây là những khó khăn và những điểm yếu cơ bản của sinh viên Việt Nam trong quá tŕnh học tiếng Anh trước khi học khóa học chính tại Úc. Mặc dù những điểm yếu trên khó có thể khắc phục trong một thời gian ngắn, nhưng các sinh viên Việt Nam đă và đang nhận thức được điều đó và họ đang nỗ lực học tập để phần nào khắc phục được những điểm yếu đó.

Các bạn sinh viên Việt Nam ngoài những giờ học trên lớp đă tận dụng tất cả cơ hội có thể để nâng cao tŕnh độ tiếng Anh của họ như xem tivi, nghe các bản tin, đọc báo và đặc biệt là giao tiếp với người bản ngữ.

Đa số các bạn khi được hỏi đều ư thức được việc học tập ở một nước nói tiếng Anh như Úc, ngoài kiến thức chuyên môn vững th́ việc sử dụng thành thạo tiếng Anh là vấn đề hết sức quan trọng. Và chắc chắn những trở ngại này không phải là không thể tháo gỡ, đặc biệt là với sinh viên Việt Nam, theo như nhận xét của một giáo viên lâu năm tại Trung tâm ngôn ngữ Đại học La Trobe: "Điều mà tôi rất khâm phục sinh viên Việt Nam đó là nỗ lực học tập đáng ghi nhận của họ, điều hiếm thấy đối với sinh viên các nước khác”.

(Thông tin của bài viết này được lấy từ các cuộc phỏng vấn đối với một số sinh viên Việt Nam và hai giáo viên Bette và Sharon tại Trung tâm ngôn ngữ Đại học La Trobe, Melbourne, Úc)