Tin tức

PHÂN NHÓM TRONG PHỎNG VẤN VISA MỸ

Ø Không hẳn mỗi các bạn là mỗi cá nhân

*     Sau một ngày dài phỏng vấn cấp visa Mỹ, một vị phó lănh sự đă phát biểu như sau: “Nếu bạn phải trải qua nhiều giờ đồng hồ ngồi ở cửa sổ phỏng vấn, bạn sẽ thấy đương đơn xin visa có thể phân loại thành các nhóm khác nhau. Có những nhóm cùng một mục đích du lịch với gia đ́nh đến Disneyland, có nhóm sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học muốn đến Mỹ tham quan, hoặc nhóm khác muốn đi du học. Rơ ràng là những nhóm người này có cùng một “câu chuyện”, một ư định được lặp đi lặp lại mà chúng tôi phải nghe mỗi ngày. Bạn là một nhân viên trẻ làm việc trong ngành công nghệ cao, 2 năm kinh nghiệm, và sẽ đi thực tập hoặc t́m đối tác tại Mỹ? Tôi không biết ḿnh đă phỏng vấn bao nhiêu “nhân  viên trẻ” như thế này mỗi ngày, cho nên nếu các bạn phàn nàn rằng chúng tôi bất công trong việc cấp visa, thực chất là v́ chúng tôi đă biết rơ “câu chuyện” của bạn tới đường tơ kẽ tóc thậm chí trước khi bạn đứng trước chúng tôi! Các bạn có thể nghĩ bản thân ḿnh là những cá nhân riêng biệt. Riêng với chúng tôi, nếu phải phỏng vấn hơn trăm người mỗi ngày th́ chúng tôi buộc ḷng phải phân nhóm các bạn để cân nhắc quyết định.”

 

Ø Nghệ thuật quyết định visa

*     Một viên chức lănh sự (consular officer – CO) nặc danh, đă viết lại trên blog cá nhân của ḿnh cách tiếp cận từng được đơn xin visa Mỹ. Tôi xin được lược dịch sang tiếng Việt nội dung dưới đây.

*     Phân loại theo nhóm (profling). Đó là một loại ư nghĩ dễ nảy sinh trong tư tưởng khi tiếp cận một cái ǵ đó khác lạ. Tại sao một cảnh sát tuần tra yêu cầu dừng xe một người Mỹ đen? Đơn giản v́ anh ta là Mỹ đen, và Mỹ đen th́ đồng nghĩa với điều ǵ đó khuất tất.

*     Rất nhiều viên chức lănh sự từ chối visa theo cách phân loại như vậy. Nếu họ nói cho bạn biết cách họ quyết định visa, bạn sẽ kinh ngạc thấy rằng phân loại (như người ta sàng thóc) chính là công việc họ đang làm.

*     Tôi sẽ nói cho bạn biết quá tŕnh xét cấp visa từ góc nh́n của tôi, bởi v́ tôi là một trong những CO giỏi nhất thế giới. Ngạo mạn ư? Không hẳn, bởi v́ tự tin rất quan trọng đối với thành công của một CO. Mâu thuẫn trong tư tưởng, chóng vánh trong quyết định của CO chính là nỗi khiếp đảm số một của những người xin visa.

*     Tôi phỏng vấn visa như thế nào? Trước mỗi ca làm việc, tôi được nhận một loạt hộ chiếu bất kỳ. Một số hộ chiếu sẽ đi kèm với hàng đống giấy tờ chứng minh này nọ, số khác có rất ít bằng chứng. Trước khi tôi gọi đương đơn tới cửa sổ, tôi sẽ xem qua đơn và các giấy tờ kèm theo. Tại sao? Bởi v́ việc này sẽ h́nh thành sẵn trong đầu tôi những câu hỏi cần thiết. Tôi không bao giờ hỏi bất kỳ câu hỏi nào mà tôi không biết trước câu trả lời. Tại sao? Uy tín chân thật của bạn (credibility) sẽ lộ rơ tại đây. Tôi không cần biết bạn làm được bao nhiêu tiền, đă đi du lịch những đâu, hoặc bao nhiêu lớp cát đống dưới ngón tay bạn. Mối quan tâm duy nhất của tôi là: con người đứng trước mặt tôi có trở về nước như anh ta tuyên hứa không? Khi tôi đọc thông tin trong đơn xin và giấy tờ kem theo cũng là lúc tôi đưa ra một quyết định tạm thời (preliminary decision): cấp visa hay không. Một vài câu hỏi trực tiếp chỉ là để xác nhận quyết định ban đầu của tôi là đúng hay sai.

*     Dựa trên yếu tố nào mà quyết định ban đầu được đặt ra? Đó là kinh nghiệm của những cuộc phỏng vấn mà tôi đă thực hiện, và kết quả của những nghiên cứu thống kê (validation studies). Nếu tôi là một CO làm việc theo kiểu phân loại (profiling), tôi sẽ rất quan tâm đến phần trăm trong các thống kê mà pḥng lănh sự đă đưa ra. Nếu thống kê cho rằng những phụ nữ 50 tuổi từ một tỉnh thành nào đó có xu hướng ở quá hạn và làm nghề giữ trẻ chui ở Mỹ, nghĩa là để an toàn với công việc của ḿnh, tôi nên từ chối tất cả mọi phụ nữ 50 tuổi đến từ tỉnh thành đó? Nhiều CO sẽ làm như vậy, nhưng tôi th́ không. Tôi hiểu rằng cho dù cùng một hoàn cảnh xă hội, mỗi các bạn vẫn có thể có tâm lư và ư định khác nhau. Không phải mọi phụ nữ thất nghiệp 50 tuổi nào đến Mỹ cũng để giữ trẻ chui. Và không phải tất cả những doanh nhân thành đạt kiếm được 10,000 đô la mỗi tháng đều sẽ trở về nước.

*     Vậy th́ vai tṛ của những dữ liệu trong nghiên cứu thống kê về visa là ǵ? Chúng đơn giản chỉ là xu hướng, là khả năng có thể xảy ra, nhưng không thể nào tuyệt đối đúng.

*     Việc ǵ sẽ xảy ra ở cuộc phỏng vấn? Sau lời chào, tôi sẽ nh́n kỹ khuôn mặt của người xin visa, chứ không  phải nh́n xuống đống giấy tờ. Tôi muốn thấy rơ tường tận cách mà đương đơn sẽ trả lời những câu tôi đang hỏi. Tôi thăm ḍ từng phản ứng nhỏ nhặt nhất của bạn. Tôi ước lượng trong đầu thời gian dài ngắn mà bạn cần để đưa ra một câu trả lời chấp nhận được. Tôi t́m những lỗ hỏng, những sai lệch trong câu trả lời và thông tin khai trong đơn hay giấy tờ kèm theo. Tôi không muốn chú tâm nhiều đến giấy tờ bởi v́ tôi không muốn bạn nghĩ rằng giấy tờ có sức nặng và có giá trị hơn chính con người của bạn. Bạn nên biết rằng phần lớn giấy tờ mà bạn tŕnh trong cuộc phỏng vấn không có ảnh hưởng quyết định đến việc tôi cấp visa hay không. Nếu tôi yêu cầu bạn tŕnh giấy tờ ra để xem xét, đó là v́ tôi đang “biểu diễn” cho bạn xem để bạn khỏi ra ngoài mà phàn nàn rằng “Viên chức phỏng vấn không hề xem hồ sơ của tôi trước khi quyết định”.

*     Như đă nói, đôi khi tôi đưa ra quyết định trái với nghiên cứu thống kê của pḥng lănh sự. Làm sao tôi biết ḿnh đă quyết định đúng hay sai? Rất nhiều bộ phận lănh sự sử dụng một hệ thống gọi là “những hồ sơ đáng lưu ư” (tickler file). Bất cứ khi nào tôi cấp visa cho một người mà dữ liệu thống kê báo tôi phải từ chối, tôi sẽ phải ghi chú trong hồ sơ đó. Bộ phận chống gian dối (Fraud Prevention Unit – FPU) sẽ theo dơi đặc biệt hồ sơ này. Khi thời hạn đến Mỹ và trở về mà đương đơn khai trong đơn đă qua, FPU sẽ tiến hành điều tra xem đương đơn có ở quá hạn không, đă trở về hay chưa?

*     Khi tôi mới nhận nhiệm sở tại pḥng lănh sự hiện tại, rất nhiều đương đơn bị từ chối dựa theo sự phân loại của những nghiên cứu thống kê. Nếu đơn giản vậy, tôi tự hỏi, tại sao không giao cho máy vi tính quyết định luôn việc cấp visa dựa vào thông tin khai trong đơn. Điều ǵ sẽ xảy ra sau đó? Hàng trăm người lẽ ra có ư định tuân thủ luật di trú Mỹ sẽ bị từ chối, và hàng trăm người khác với ư định ở trái phép sẽ được cấp visa. Một máy vi tính không thể nào nh́n ra chân tướng của một con người. (Chỉ có con người mới nh́n ra nhau – người dịch).

*     Bạn hỏi tôi đă thành công ra sao với những quyết định visa của ḿnh? Nghiên cứu thống kê cho rằng tỷ lệ ở quá hạn của những người tôi cấp visa mà hệ thống đă đưa vào “danh sách đen” (rishky profile) quả thực cao hơn những đồng nghiệp của tôi. Một sự thật ngạc nhiên khác: tỷ lệ ở quá hạn của những visa do các đồng nghiệp cấp gần như là 0%. Có nghĩa là họ thông minh, lành nghề, và đưa ra những quyết định đúng tuyệt đối? Rất tiếc không ai là toàn tri của. Giả sử tất cả những người mà nằm trong danh sách cảnh báo của hệ thống đều rời khỏi Mỹ đúng hạn, nếu không ai trong 100 người bị từ chối visa trong thực tế sẽ ỡ quá hạn, nghĩa là CO đă quyết định quá cứng nhắc, đă từ chối một cách oan ức rất nhiều đượng đơn có ư định đến Mỹ và trở về, chỉ v́ họ nằm trong danh sách phân loại xấu.

*     Làm thế nào một con người có thể đưa ra một phán quyết chính xác trong hai phút đồng hồ? Bạn không tin điều này là có thể, nhưng thực tế th́ ngược lại. Tôi sẽ giàu to nếu tôi được nhận một đô la cho mỗi lần tôi từ chối những đương đơn “đại gia”. Tôi từ chối rất nhiều những người kiếm được rất nhiều tiền và “khoe” ra một lư lịch du lịch nước ngoài dầy đặc, nhưng sau đó tôi lại phát hiện một thông tin giả mạo nào đó. Tại sao tôi từ chối? Nguyên do là nếu có sự phức tạp trong hồ sơ , đương đơn thường rất đáng nghi trong mục đích đến Mỹ. Xin nhắc lại, tôi không quan tâm bạn kiếm được bao nhiêu tiền hoặc bạn đă đi đến những đâu. Sau sự kiện 11 tháng 9, nếu bạn không thể nói cho tôi biết chính xác bạn sẽ làm ǵ ở Mỹ, tôi sẽ không cấp visa.

*     Với lập trường riêng, liệu tôi có phạm sai lầm không? Dĩ nhiên không ai hoàn hảo. Đôi khi tôi cấp visa cho những người mà sau đó bộ di trú Mỹ đă tóm lại tại cửa khẩu v́ họ có ư định di dân. Nhưng khi chúng tôi nh́n lại phần trăm thống kê, tôi và các CO trên khắp thế giới tự hào v́ đă làm rất tốt công việc của ḿnh đối với đất nước chúng tôi. Đó là lư do tại sao sau vụ 11/9, việc cấp visa vẫn không thể bàn giao tự bộ ngoại giao (Department of State) sang bộ nội an (Department of Homeland Security), đơn giản là v́ mỗi bộ phận có mỗi kinh nghiệm và chức năng không thể thay thế lẫn nhau. Những CO giỏi đă phát triển những kỹ năng bản thân qua nhiều năm phỏng vấn hàng ngàn người khác nhau. Không ai, không có lớp học nào có thể dạy chúng tôi cách trở thành một CO thực thụ mà chỉ có thông qua kinh nghiệm. Nếu ai đó có thể học trở thành CO trong trường lớp, th́ những kiến thức đó cũng có thể được thẩm thấu bởi bọn khủng bố. Chỉ có quá tŕnh làm việc thực thụ và hiểu biết về những khả năng khó dự đoán mới có thể bảo vệ được an ninh nước Mỹ.

*     Nhiều người sau cuộc phỏng vấn đă gay gắt bức ép quyết định của một CO là sai v́ tin rằng ḿnh đă bị từ chối một cách kỳ quặc, thiếu cơ sở. Nên nhớ, CO là những người được đào tạo để đọc được từng vi tế nhỏ trong sự diễn đạt của bạn, có thể dễ dàng t́m ra sai lệch trong hồ sơ, có thể nh́n rơ ḷng dạ con người mà rất hiếm khi sai. Đôi khi cũng oan ức, đó là khi đương đơn chưa thể tŕnh bày trong đơn hoặc trong cuộc phỏng vấn những thông tin quan trọng có thể khiến CO đưa ra những quyết định tích cực. Nhưng thông thường, quyết định từ chối là v́ CO đă t́m ra một điểm yếu khiến cho ư định đến Mỹ của bạn nằm trong ṿng nghi ngờ.

*     Đạo diễn Mel Gibson đă mô tả về ác quỷ Satan trong bộ phim “The Passion of the Christ” mà tôi cho rằng rất tương tự với những quan điểm tôi đă tŕnh bày: “…ư tưởng về điều ǵ đó thật toàn diện, hoàn hảo, đẹp như bức tranh của t́nh mẫu tử hay bất cứ điều ǵ đó tương tự, và rồi khi mặt nạ dần dần được lột ra, bạn có thể nh́n thấy những toan tính, dự định ghê gớm đằng sau khuôn mặt đáng yêu và hoàn hảo đó…”

*     Những đương đơn xin visa với những thông tin hoàn hảo, tuyệt đẹp, thực vậy, đôi khi có những chiếc mặt nạ cần được lột ra…

 

Ø Lời kết

*     Được đến nước Mỹ văn minh, tiến bộ và xinh đẹp với những mục đích khác nhau là ước mơ của rất nhiều người trên thế giới. Tuy nhiên, đất nước nào cũng có những mặt tích cực và tiêu cực mà chỉ khi đặt chân đến nơi ta mới cảm nhận rơ, và có khi phải hối tiếc đă phải trả giá đắt để đạt lấy “Giấc Mơ Mỹ” của ḿnh. Việc xin visa vào Mỹ không hề đơn giản và đ̣i hỏi sự chuẩn bị chu đáo, nhất là trong phần khai đơn. Nước Mỹ và hệ thống hành chánh của Mỹ dựa trên công bằng – sự thật. Cho nên bạn cũng không nên v́ mănh lực phải đến được Mỹ mà mạo nhận những thông tin sai sự thật, điều này khiến cho nghiên cứu thống kê về những đương đơn từ Việt Nam trở nên xấu đi, ảnh hưởng đến những người có mục đích rơ ràng trong việc đến Mỹ và trở về Việt Nam đúng hạn. Việc bị từ chối visa thực ra cũng không phải là Cánh cửa cơ hội không bao giờ đóng lại với những người biết vươn lên từ thất bại, hăy tin sẽ có một CO khác nhận ra khả năng và ư định thật sự của bạn.